Thứ Sáu, 10 tháng 3, 2017

Bán hàng Online chết đói thôi, làm làm gì?

Bán hàng Online chết đói thôi, làm làm gì??

Chính bản thân bạn còn không tin nổi bạn, thì bạn còn mong ai tin bạn, tin sản phẩm của bạn nữa?
Mình cũng không biết nhiều về Facebook Ads, google adword, youtube... cũng như Marketing online cả, mình biết 1 chút lý thuyết cũng như áp dụng vào thực tế thôi. Đơn giản mình cũng là người bán hàng như các bạn thôi. Mình không bán hàng mà qua đây mình muốn chia sẻ về kinh nghiệm vài năm mình bán hàng lớn, nhỏ , nhỏ vừa..với các bạn.
Hầu như hiện nay các mợ, thím, mẹ, bà nội..tranh thủ lúc rảnh việc công ty, hay là tranh thủ lúc trông con bán hàng Online..v..v
Nhu cầu các cô cậu, mợ, thím, ..mua hàng qua mạng rất nhiều nên nảy sinh ra việc mua bán, đặt hàng qua mạng máy tính ( Mạng Online ).
Vậy chọn kênh bán hàng nào là hợp lý nhất?
Tuỳ từng dòng sản phẩm, các bạn nên chọn kênh bán hàng quảng cáo đặc thù.
Muốn biết được quảng cáo kênh nào tốt, bán chạy thì không còn các nào cả ngoài việc Test thôi. Bán hàng, đầu tư kinh doanh mà các bạn nên mạo hiểm, vung tiền đi đừng ngại.
Nếu muốn an toàn, an phận thì các bạn chỉ nên đọc tới đây thôi ạ!!
Chọn kênh phân phối hợp lý.
Sau khi Test các kiểu con đà điểu bên trên rồi bắt đầu tới việc phân nhóm ra :
- Google ( Seo từ khoá , chạy Adword theo từ khoá -> Dễ lên Top ..)
- Youtube ( Xây dựng kênh Youtube bắt theo Trend , lồng ghét nhạc khéo léo ghép Logo vào ạ ...)
- Gmail ( Kiếm data khách hàng trên Uweb, mua data các công ty liên quan tới sản phẩm của mình )
- Zalo ( Chạy qc Zalo tìm đúng đối tượng khách hàng ).
- Facebook ( Trang cá nhân, Xây dựng Nhóm, Fan Page ..chạy Ads tìm đúng đối tượng và nện ạ..)
- Trang Thương mại điện tử ( TMDT ) miễn phí có 74 trang mình tìm được ạ, bạn nào cần vui lòng để lại Gmail vì nó rất nhiều đấy ạ. Thoải mái đăng tin rao vặt ạ.
- Trang TMDT có phí ( à cái này cân đo đong đếm à nha).
- G+ ( Cái bọn Google Plus này không phải dạng vừa đâu ạ, nó tương lai rất phát triển đấy ạ, nhưng nó đi theo hướng khác chứ không theo Facebook đâu ạ ).
- Blogger , wordpress... ( Cái Blogger hay lắm à nha, nó Seo dễ đấy ạ, bạn nào cần phủ thuộc hiệu thì inbox tớ chỉ cho ạ )
- Các trang TMDT của nước ngoài Amozon, ...
=> Kênh nào bạn đốt tiền thấy ổn thì bắt đầu quá trình xây dựng chiến lược Marketing ngắn dài, vừa ... Chứ đừng đổ tiền vào mà không biết ngày mai ra sao.
Thôi >2h rồi, e buồn ngủ quá mai e viết tiếp ạ,
__ Mỹ Adss__

COPYWRITING & STORYTELLING like friends

COPYWRITING & STORYTELLING like friends
ĐẦU TIÊN: Chúng ta cùng xuất phát từ công việc cao cả: Xây dựng thương hiệu. Có 2 cách để xây dựng thương hiệu, đó là xây dựng bằng lý trí (định vị) và xây dựng thương hiệu bằng cảm xúc.
Định vị có 3 cách: Dẫn đầu thị trường - Thách thức thị trường - Theo đuôi thị trường (so với đối thủ). Định vị là cách ghim vào đầu Khách hàng một vị trí để cho họ Nhớ đến thương hiệu của mình - họ Thích - Tin tưởng - Trung thành (cần một quá trình để chạm được vào cảm xúc khách hàng).
Định vị dựa trên điểm khác biệt và xây dựng điểm tương đồng.
- Dẫn đầu thị trường:
Ví dụ: Apple là người dẫn đầu thị trường về smartphone...
hay BMW trong những năm 80 đã từng định vị là nhà sản xuất ô tô sang trọng duy nhất.
- Định vị thách thức thị trường:
Ví dụ: Những ngành hàng tiêu dùng nhanh FMCG định vị "Nhanh", chính vì vậy mà 80% tập trung vào kênh phân phối
- Định vi theo đối thủ cạnh tranh
Ví dụ: Pepsi định vị là đối thủ của CocaCola
Còn xây dựng thương hiệu bằng cảm xúc đó là cách chúng ta kể những câu chuyện về thương hiệu của DN để tác động trực tiếp đến cảm xúc của Khách hàng và khiến họ bị ấn tượng ngay lập tức. Những câu chuyện thương hiệu có thể sẽ "mê hoặc" ngay lập tức bởi: Tính bí ẩn - Sự gợi cảm - Sự thân mật
Đây là một cách xây dựng thương hiệu (cảm xúc) khi có 1 trong 3 yếu tố ảnh hưởng:
1/ Doanh nghiệp không tìm được điểm khác biệt
2/ Doanh nghiệp không có bằng chứng (khó có thể dùng những nghiên cứu, chứng minh Khoa học để tác động vào lý trí của khách hàng, khiến họ cảm thấy tin tưởng)
Ví dụ: Những ngành hàng nước giải khát có gas, không có bằng chứng rằng "nó tốt cho sức khỏe", nên cần phải có cách định vị vào cảm xúc.
Hoặc khi xem những TVC Quảng cáo của FMCG (OMO). Vì mọi người đều biết chất tẩy trong bột giặt là có hại nên bắt buộc OMO phải xdth bằng cảm xúc
3/ Khi sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường, có quá nhiều điểm tương đồng giữa các Doanh nghiệp (cũng gần như không tìm được điểm khác biệt)
TIẾP THEO:
Vậy Copywriting và Storytelling liên quan như nào?
Cả 2 đều là kỹ năng, Copywriting là một kỹ năng bao gồm cả Storytelling.
Chúng ta biết đến rằng: Copywriting có 2 trường phái viết: Lý trí & Cảm xúc. Thì Storytelling là cách Copywriting theo trường phái Cảm xúc, là cấp độ cao nhất trong Copywriting.
Tuy nhiên, không phải cứ viết theo lối Cảm xúc thì đó là kể chuyện, vì câu chuyện nhất định phải có Nhân vật, diễn biến theo trình tự thời gian và đặc biệt là Thông điệp.
Chúng ta phân chia Copywriting và Storytelling để dễ làm các hoạt động Marketing được NHẤT QUÁN theo thương hiệu.
Ví dụ: Bạn Start-up với 1 cửa hàng Đồ ăn nhanh.
Nếu như bạn có những bằng chứng xác thực để chứng minh được quy trình sản xuất sản phẩm của bạn là sạch, không có hại cho sức khỏe thì bạn hoàn toàn có thể chọn cách Định vị: Sạch - An toàn.
Và dĩ nhiên, những nội dung truyền thông của bạn hãy nên Copywriting theo trường phái Lý trí.
Còn nếu như không có đầy đủ bằng chứng thì hãy sử dụng cách Copywriting theo trường phái Cảm xúc: vì thật ra, đồ ăn nhanh thì kiểu gì cũng sẽ có hại thôi và bạn cũng chưa chắc đã đủ chi phí để đầu tư cho Sạch đâu :)
Vì một câu chuyện nào đó mà có thể ta sẽ khác biệt?

CẦN TỐI ƯU NHỮNG CHI PHÍ GÌ ĐỂ ĐƯỢC LÃI CAO NHẤT?

CẦN TỐI ƯU NHỮNG CHI PHÍ GÌ ĐỂ ĐƯỢC LÃI CAO NHẤT ?

Nhiều tháng trời liền doanh thu của tôi rất cao nhưng cuối tháng thì tính ra chẳng được bao nhiêu. Vài trăm đơn thật đấy nhưng chắc tổng kết cuối tháng cũng chỉ bằng mấy bạn vài chục đơn. Vì sao ư? Một phần là tôi tiêu hơi quá tay vào doanh thu hàng ngày, một phần là quy trình kế toán kiểm kho tôi chưa thật sự tốt và còn ti tỉ lý do để giải thích cho việc vì sao tôi vẫn là con số 0. Và đây có lẽ là một số nguyên nhân chủ yếu cho việc đó.
1.Nguồn hàng
Dạo trước tôi suốt ngày phải loay hoay với vấn đề nguồn hàng. Giá cả hàng hóa không nhập được tận gốc. Nhập trên 1688 với taobao tính đi tính lại bằng luôn giá bán lẻ ở chợ Đồng Xuân. Hàng thì về chậm cả tháng trời ngồi mong ngóng. Nói chung tôi lộ ra cái tính thiếu chuyên nghiệp ngay cả khâu hàng hóa.Nhưng rồi từ ngày quen anh bạn có xưởng bên Trung Quốc và Việt Nam, mọi thứ dễ dàng hơn. Chi phí tối ưu hơn hẳn. Thi thoảng tôi còn giúp bạn bè nhập đồ vui vui thì sản xuất. Kể ra cũng lợi. Nói chung giờ cũng đỡ phần nào về nguồn hàng.
=>Việc đầu tiên khi bắt đầu kinh doanh hoặc muốn mở rộng hơn nữa cần tối ưu về nguồn hàng.
2.Nhân sự
Nhiều lúc làm cả ngày không hết việc nhưng nhiều khi nhân viên ngồi chơi dài ngày. Phí phạm thời gian và công sức. Nên tôi tận dụng các bạn ý theo hướng marketing 0đ. Lúc không có việc, hết hàng thì lập nick Clone mỗi người 3 nick Clone Facebook là đủ, thêm 1 tài khoản Instagram, 1 tài khoản Zalo nữa. Chỉ cần ít thế thôi nhưng mà phải chất. Vì tôi thấy nhiều người bán hàng 1 nick Facebook là quá ổn rồi. Rảnh rỗi ngồi thả thính mấy câu kết bạn với khách cũ để chăm sóc, re-marketing , Join vào mấy group liên quan. Hết tiền chạy ads thì kêu mấy bạn up bài lên các Group bán hàng. Tuỳ từng sản phẩm nếu hiệu quả thì 5-10 đơn/1 ngày cũng không phải chuyện khó.
=> Vừa tránh trường hợp nhiều hôm không có việc, các bạn ý chỉ ngồi tán gẫu với nhau. Nuôi clone xong dùng clone đó chạy quảng cáo cũng được!
3.Quảng cáo Facebook
Chi phí này thì khỏi cần nói. Hàng tháng tôi cống tiền cho Mark không biết mệt mỏi giờ đỡ hơn 1 xíu rồi. Thấy dạo gần đây có nhiều anh chị có tâm chia sẻ nhiều cách Marketing 0 đồng. Tôi cũng học theo tránh trường hợp phụ thuộc vào 1 công cụ. Có một người anh trong nghề Marketing nói 1 câu rất đúng : ‘’ Thân tự vỗ ngực là người làm DIGITAL MARKETING mà chỉ biết mỗi quảng cáo FACEBOOK thì cần xem lại’’. Mỗi tháng giảm 1 ít chi phí Facebook Ads đầu tư sang kênh khác xem thế nào.
=>Tránh trường hợp Facebook đến tháng dở chứng thì mặt đờ đẫn chả buồn làm gì.
Chắc chắn những điều trên là những điều cơ bản nhất mà ai cũng biết. Nhưng không phải ai cũng làm được và tôi cũng thật sự chưa làm được. Tôi ghi ra như một hình thức nhắc nhở mình thực hiện chúng cho đúng. Và còn nhiều cách để tối ưu chi phí không cần thiết giúp tăng doanh số nữa. Hi vọng mọi người chia sẻ ở dưới bài post này! Cảm ơn
Đây chỉ là những tâm sự những suy nghĩ cá nhân của tôi - một cậu bé sinh năm 1997 đang gặp phải một số trục trặc với Facebook Marketing và tôi cũng nhìn thấy những con người khác cũng giống như vậy ! Kiến thức tôi không có nhiều những tôi sẵn sàng chia sẻ những gì tôi có để mọi người tìm được hướng đi đúng đắn hơn !
Cảm ơn và chúc cho mọi người vững bước trên con đường mình đã chọn !

Đầu óc dân Marketing sáng tạo thật

Đầu óc dân MKT sáng tạo thật, nhất là mấy đơn vị truyền thông chuyên nghiệp. Lâu lâu lại thấy mấy Viral Clip vừa hay vừa bài bản, rất ảo, share điên đảo... Một trong những Viral Clip hay nhất mình từng xem!
1. Khơi gợi cảm xúc tích cực để truyển tải nội dung
Nội dung sáng tạo, đầy tính hài hước, xem 3s là muốn xem 10s, xem 10s muốn xem cả,... và tất nhiên là người xem sẽ nuốt trọn nội dung cũng như thông điệp của nhà quảng cáo.
2. Đu theo trend, sự kiện lớn, nhắm đúng insight KH:
Thời điểm ra mắt đúng ngày 7/3 để đu theo trend 8/3. Thông điệp "Hãy quan tâm đến nhau trước khi quá muộn..." kết hợp với nội dung clip như một lời khuyên đến các đấng mày râu, lại trở thành công cụ để chị em tận dụng nhắc khéo quà 8/3 các anh chỉ bằng Share, Tag,... Mấy bố MKT nhắm vào insight này thì các chị em cứ phải gọi là đổ như ngả rạ, target quá chuẩn luôn.
3. Lồng ghép nhận diện thương hiệu quá tài tình:
Viral Clip sẽ chẳng có ý nghĩa gì khi nhà quảng cáo không đưa được nội dung nhận diện thương hiệu vào, cho dù mức độ viral có khủng khiếp đến mấy, tệ hơn là các đối thủ có thể tranh thủ đu trend mà chính nhà quảng cáo tạo ra.
Hai tính năng nổi bật của sản phẩm là ngừa ung thư và triệu tiêu nám được lồng ghép vào nội dung bằng cách thể hiện vấn đề của khách hàng: người vợ chết trẻ và đứa con bị nám mặt, kèm theo gợi ý về việc dùng sản phẩm của GACDAY. Nếu ai đó đăng gặp vấn đề như trên chắc hẳn sẽ ngay lập tức xem cái món GACDAY là gì. Nó giống như chiếc đinh đóng sâu vào tâm trí khách hàng, ngừa ung thư, trị nám mặt thì sài GACDAY.
4. Khẩu hiệu “mở” được nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần:
Một trong những thứ không thể thiếu để tạo thành trend là câu khẩu hiệu có tính “mở”, tức là có thể tùy biến để lợi dụng tính sáng tạo của cộng đồng, tất nhiên nó cần được nhắc lại nhiều lần để in sâu vào não người xem. Điểm qua một số Viral Clip đã từng thành công, đều có món này:
Điện máy xanh: Bạn muốn mua … đến …
VODKA cá sấu: … chỉ có thể tốt hơn
Hay một vài trend tự nhiên khác:
Tất cả… bỗng chốc thu bé lại vừa bằng…
Tất cả… này, cũng không…
Tính mở nằm ở dấu …, tức là chỉ từ khẩu hiệu ban đầu của nhà quảng cáo, cộng đồng sẽ tự sáng tạo nội dung với mục đích giải trí, và tất nhiên nội dung giải trí dễ lan tỏa hơn cả. Nếu theo đúng kế hoạch của nhà quảng cáo, sắp tới sẽ có trend “Sao không… sớm hơn, … rồi”.
5. Tạo ra nội dung gây tranh cãi:
Nếu là mình, mình sẽ thêm tình tiết đứa con vả vào mặt ông bố rồi hô khẩu hiệu, giống như mẹ nó. Chắc chắn các nhà đạo đức mạng sẽ có dịp thể hiện quan điểm, tạo thêm nhiều lượt thảo luận về clip, mức độ Viral sẽ được đẩy lên cao hơn. Nhưng mình tin là các nhà quảng cáo cũng đã nghĩ đến rồi, chẳng qua họ cân đo đong đếm đến đạo đức nghề nghiệp nên quyết định không sử dụng thôi.
P/S: Chả hiểu sao xem mấy clip trên mạng toàn tưởng tượng ra thuyết âm mưu của mấy bố làm truyền thông. Haiz…

ĐẤM PHÁT CHẾT LUÔN!

“ĐẤM PHÁT CHẾT LUÔN!”
Đó là sai lầm chết người trong marketing!
“Hoang đường! Đó là câu nói của Thánh Phồng cơ mà. Bác lại định chém gió cái đíu gì đấy?!”
Ai chém gió về nghìn đơn, triệu đơn bằng một mẫu facebook ad thì Tú Michael không biết. Thực ra, “đấm phát chết luôn” là ám chỉ những người làm marketing mong chờ một giải pháp chỉ-đơn-thuần-chạy-ad mà ra được đơn hàng luôn. Ok, có thể trước đây là vậy nhưng thời thế bây giờ khác rồi.
Nhưng có một thực tế mà mình biết rõ:
Chỉ-đơn-thuần-tạo-ad và mong-chờ-một-kết-quả “đấm phát chết luôn” là một-sai-lầm-chết-người trong marketing!
Lý do?
Bạn đang phó mặc toàn bộ business của mình cho may rủi, cho số phận, cho cái được gọi với tên mỹ miều là “được ăn cả, ngã về không” mà không hề có một hệ thống, một kế hoạch hay một chiến lược rõ ràng. Đừng làm nô lệ cho tư duy này!
Đặc điểm của kiểu làm “đấm phát chết luôn” là thường xuyên target đến 1 hoặc 2 đối tượng khách, có thể test một vài hình ảnh khác nhau hoặc chỉnh sửa vài mẫu copywriting, blah blah (nghe bắt đầu quen quen, giống mấy phương pháp trong khóa học facebook ads nhan nhản ngoài kia đúng không nào?)
Đa số những người chạy kiểu “đấm phát chết luôn” đều mong muốn ra đơn ào ào, comment rào rào, hoặc ít ra cũng phải like/share điên đảo, điện thoại tới tấp. Xin lỗi, không có đâu (hoặc trước kia có nhưng bây giờ khác rồi).
Và ngay cả thậm chí có “đấm phát chết luôn” thật thì những chiến dịch chạy ad như vậy chỉ thành công trong vài ngày hoặc vài tuần. Sau đó thì sao? Kinh doanh nhỏ lẻ thì kêu ca là facebook, google dạo này chặt chẽ quá, làm ăn ngày càng khó khăn. Sếp lớn thì đổ thừa cho sếp nhỏ không biết quản lý kinh phí chạy ads. Sếp nhỏ đổ thừa cho sếp nhỏ hơn không biết quản lý, thúc đẩy nhân viên hiệu quả. Nhân viên thì lại đổ thừa cho facebook. Chẳng có ai chịu nhìn nhận rằng cái thời hoàng kim “đấm phát chết luôn” đã qua rồi!
Mọi người thì cứ muốn quảng cáo giá rẻ, muốn bán được hàng. Và khi chiến dịch quảng cáo có vấn đề, đa số sẽ bỏ cuộc. Đúng rồi, bỏ là đúng, vì kiểu “đấm phát chết luôn” đó rất dở. Dở như phim siêu anh hùng của Nga đang chiếu ngoài rạp ý. Cụ thể những chiến dịch kiểu đó:
- Không vận hành theo đúng quy trình phát triển tâm lý của người mua hàng
- Đẩy khách hàng vào trạng thái “khó chịu” vì quảng cáo cứ đập vào mắt họ
- Mắc kẹt trong giới hạn của chính mình, không mở rộng hay phát triển được
Khắc nghiệt hơn, những chiến dịch tốn kém đó không truyền tải thông điệp cụ thể cho những đối tượng khách hàng nhất định!
Tú Michael sẽ phân tích sâu hơn về những vấn đề trên trong những bài viết lần sau. Có thể một số bạn sẽ cười nhạo nhưng cứ từ từ cảm nhận. Rất có thể bạn đang là nạn nhân của chính cú “đấm phát chết luôn” của mình bằng việc cúng tiền mù quáng cho anh Mark đó! ;)
Còn nếu bạn thấm thía những điều chia sẻ trên thì hãy chia sẻ bằng cách còm-men, lai, tym, se, ri rỉ rì ri cái gì cũng được nhá!
Yêu lắm ý!

Bán phở có cần hiểu về marketing?

Bán phở có cần hiểu về marketing?
Hôm nay đi ăn phở ở một khu đô thị lớn, nơi mà cư dân hầu hết đều đi xe hơi - một thứ phương tiện bình thường với Thế giới nhưng lại xa xỉ ở Việt Nam. Quán nằm ở vị trí đẹp, giá cả niêm yết rõ ràng, nhân viên đứng ngay cửa mời khách. Cảm giác khá là ổn.
Bát phở gà trắng phau, nhìn khá đầy đặn. Ăn cũng khá ok nhưng được nửa bát đành phải bỏ lại. Đứng lên thanh toán mới hiểu vì sao quán lại vắng khách.
Vấn đề là: khách hàng mục tiêu của quán là những người giầu có sống trong khu đô thị. Không biết người giầu họ ăn uống thế nào chứ như mình thì hôm nào bán laptop đắt hàng có tí tiền là ăn bát cơm phải nhiều thịt, nhiều rau. Miếng thịt gà nó phải dầy cắn ngập mồm. Phở cũng thế, phở thì rõ đầy mà gà mỏng đến nỗi nổi lềnh phềnh trên mặt bát thì ngon mấy ăn cũng ko có vào. Mình nghĩ người giầu họ khôn mồm lắm chứ chắc là ko ngu như mình đâu.
Bán phở hay kinh doanh bất kì cái gì cũng thế, phải nghiên cứu kỹ chân dung khách hàng mục tiêu rồi từ đó cung cấp sản phẩm, dịch vụ đáp ứng đúng nhu cầu của họ thì mới thành công được.

Thứ Bảy, 4 tháng 3, 2017

Những câu hỏi thường gặp khi quảng cáo facebook

TRẢ LỜI CHO CÁC CÂU HỎI /THẮC MẮC THƯỜNG GẶP CỦA NEWBIE
Tổng hợp lại các câu hỏi thường gặp nhất mà các bạn hay hỏi mình hôm nay (4/3) là:
1. Em bán sản phẩm này/ dịch vụ này target thế nào cho hiệu quả
2. Tăng ngân sách thế nào cho hiệu quả
3. Nhân bản nhóm quảng cáo thì quảng cáo sẽ lặp lại, phải làm sao
4. Mới lập fanpage làm sao có nhiều like, nhiều tương tác
5. Cách test bài quảng cáo
6. Chạy có like nhưng ko ra đơn, chi phí rất cao có cách nào để giảm
Trong đó, câu hỏi về TARGET chiếm nhiều nhất
Có một điểm sai lầm mình nhìn thấy phần lơn các bạn newbie đều gặp phải đó là luôn tin rằng nội dung quảng cáo của mình tốt rồi, ads chạy không hiệu quả là do TARGET do đó số lượng người hỏi target quá đông mà mình chưa thấy ai hỏi: “ anh ơi bài em viết thế này anh xem có được ko?”, cũng ko ai hỏi mình : “anh ơi xem ảnh em chụp/ thiết kế như vầy có ok ko?”
Nội dung rất quan trọng các bạn nhé, nếu nội dung ko hấp dẫn, ko thuyết phục đc khách mua thì bạn có target đúng đối tượng vẫn ko có đơn, hàng ngày họ xem bao nhiêu là quảng cáo, tại sao họ lại mua chô của bạn? nếu họ phải xem cả chục quảng cáo về sản phẩm giống như bạn thì họ sẽ mua chỗ nào? Mua chỗ nào họ thấy hấp dẫn hơn, có thể rẻ hơn, hình đẹp hơn ( họ nghĩ sp sẽ đẹp và tốt hơn nếu hình đẹp); hoặc mua chỗ nào nói đúng và giải quyết vấn đề của họ, hoặc mua chỗ nào hiểu insight họ hơn.
Viết nội dung là khó vì ngoài việc hiểu sản phẩm để nói thì bạn phải có kỹ năng viết để diễn đạt điều đó, bạn còn phải nói trúng được vấn đề của họ. Và bạn còn phải sáng tạo nội dung nếu sản phẩm của bạn có nhiều cạnh tranh. Vì khó nên vấn đề hay gặp thường là nội dung. Để biết bạn có bị vấn đề về nội dung hay không thì bạn nên tạo nhiêu nội dung và chạy cùng đối tượng để kiểm tra, vì sẽ có thể cho ra có 1 vài nội dụng có thể ra đơn đc.
Nếu target sai thì dĩ nhiên vẫn không bán đc. Nên cũng cần target đúng.
1. Để target đúng bạn cần phân tích xem đối tượng khách hang của bạn sẽ có những sở thích và hành vi gì ở ngoài đời thực, với sở thích hành vi đó dẫn đến sở thích, hành vi gì trên Facebook. Cũng có nhiều loại đối tượng, đối tượng đang cần sản phẩm dịch vụ của bạn, hoặc sẽ cần vào thời điểm nào đó ở tương lai. Thí dụ bạn muốn bán tour du lịch bạn biết có 2 loại người, loại người thường xuyên đi du lịch và loại người lâu lâu mới đi. Giả sử bạn chọn đối tượng thường xuyên đi du lịch để bạn mau chóng bán đc tour. Bạn đặt tiếp câu hỏi xem khi đi du lịch khách hang thường làm gì? Thí dụ như họ di chuyển nơi này sang nơi khác, Facebook sẽ nhận biết họ đi du lịch, họ có thể đi mua các đồ cho việc đi du lịch (quần áo ,giày dép, túi xách, balo/vali, làm thẻ visa, nếu có thì có thể họ đã từng like mấy page đó và Facebook sẽ ghi nhận họ có sở thích đó (quần áo ,giày dép, túi xách, balo/vali..). Thường bạn sẽ phân tích xem trước đó họ có sở thích hành vi gì. Thí dụ như bán đồ trẻ em thi trc đó họ phải cưới đã (kết hôn) rồi đã từng like và theo dõi thong tin cho bà bầu, tìm kiếm hướng dẫn nuôi con …
Theo hướng dẫn đó, bạn cứ phân tích cho sản phẩm của bạn vì chỉ có bạn mới hiểu rõ đối tượng mua hang của bạn nhất.
2. Câu hỏi phổ biến thứ nhì là: “Tăng ngân sách thế nào cho hiệu quả”
Kinh nghiềm gần đây của mình là tăng nhiều lên quảng cáo nó ko hiệu quả, giống như nó đã tìm đối tượng khác hơn để chạy do dư dả ngân sách, nó ko còn cố gắng tối ưu tìm người có khả năng tương tác bài viết cao nhất để tiếp cận nữa, Do đó mà khi tăng ngân sách nhiều lên thì quảng cáo có khi bằng hoặc tệ hơn ban đầu. Nhiều lần làm thì thấy tăng 30-40% thôi là đc ko nên tăng nhiều, muốn tăng nhiều thì bạn phải nhân đôi nhóm quảng cáo/ chiến dịch ( bằng cách copy nhóm/ chiến dịch hoặc tạo nhóm mới/ chiến dịch từ đầu nhưng đối tượng giữ như cũ. Sau khi nhân đôi bạn có thể sửa cho từng nhóm chạy với độ tuổi khác nhau để không trùng lân nhau, tuy nhiên ko nên sửa nhóm cũ vì có thể sẽ mất tính hiêu quả.
3. “Nhân bản nhóm quảng cáo thì quảng cáo sẽ lặp lại, phải làm sao”
Sauk hi nhân bản nhóm quảng cáo thì các bạn thắc mắc: quảng cáo sẽ lặp lại nếu giữ nguyên độ tuổi giống nhau từng nhóm. Đung là quảng cáo có lặp lại, tuy nhiên lặp lại chuyện bình thường, vì ngay cả trong 1 nhóm nó cũng lặp lại, bằng chứng là tần suất có khi lên 2,3,4 mà vẫn ko tiếp cận hết đối tượng tiềm năng.
Lặp lại theo mình nghĩ là một điều tốt trong rất nhiều trường hợp vì lần đầu có thể ng ta ko để ý hoặc ko có nhu cầu cấp bách mua ngay lúc đó, nhưng lần sau thì họ sẽ có. Lặp lại có điều tốt nên mới có remarketing.
Facebook có khả năng tự tối ưu nên bạn có thể chọn đc thêm 1 vài nhóm hiêu quả nữa sau khi nhân bản lên nhiều nhóm
4. “Mới lập fanpage làm sao có nhiều like, nhiều tương tác”
Theo bạn Anh Quân chia sẻ thi có một cách là làm page theo trend( đặt tên và làm nội dung đó theo trend, thì page đó sẽ thu hút nhiều like một cách tự nhiên. Sau đó bạn đổi tên thành page của bạn, Còn cách của mình thi bạn gia tăng các khuyến mãi, mini game có thưởng với điều kiện người tham gia phải share, like page. Bạn có sẽ nhiều like
5. Cách test bài quảng cáo. Dù câu hỏi cũng còn chung chung nhưng tôi tạm hiểu câu hỏi này là bạn đang muốn biết tìm cách test làm sao để bài quảng cáo đc hiêu quả.
Có 2 thứ quan trọng bạn cần test là nội dung và target. Bạn lập 2 nội dung trở lên rồi chạy với cùng 1 đối tượng, thì bạn sẽ biết đc nội dung nào hay hơn. Đừng tự xem rồi nói nội dung hay rồi, vì đối tượng đọc nội dung chính là khách hàng chứ ko phải bạn. Họ đọc nội dung rồi thấy hay rồi mua hàng , chứ ko bao giờ có trường hợp chủ shop đọc nội dung khen hay thì khách mua hàng.
Khi chọn đc nội dung hay hơn thì bạn dung nó để test target nếu bạn giả định nhiêu lựa chọn mà ko biết nên dùng cái nào, thí dụ nên target tới người có sở thích A hay người có sở thích B
6. Chạy có like nhưng ko ra đơn, chi phí rất cao, có cách nào để giảm chi phí.
Để làm đc quảng cáo có đơn thì cũng cả một quá trình ko thể nào nói ngắn gọn trong 1 post đc. Mình sẽ lược hết các phần phức tạp khác, và giả định trường hợp đơn giản hơn để dễ nói.
Chạy quảng cáo thì sẽ có trường hợp : 0 có dơn nào, có ít đơn, và nhiều đơn.
Nếu bạn chạy có ít đơn thì cũng là mừng rồi, vì chỉ cần cải thiện một chút nữa. Ra đơn nhưng ít có nghĩa là nội dung và target đã đi đúng hướng, có thể điều chỉnh một chút là cải thiện đc. Có thể cải thiện bởi nội dung, target, hình ảnh.
Giả sử chi phí tương tác ko cao, chỉ có chi phí cmt cao thì khí đó do thường là do nội dung của bạn. Bạn có thể viết nội dung hấp dẫn hơn, bao gồm tiêu đề cuốn hút hơn/lời dẫn nhập đầy hứa hẹn/nói trúng vấn đề của khách hàng rồi chạy cùng với đối tượng cũ.
Nếu chi phí tương tác cao cùng với chi phí cmt cao thì có thể do hình ảnh, tiêu đề bạn làm ko bắt ko thu hút, hoặc sai đối tượng. Lúc đó bạn cần thay đổi hình ảnh/ đối tượng khác.
Còn nếu 0 có đơn nào thì bạn nên làm lại từ đầu: phân tích sở thích hành vi khách hàng, phân tích sản phẩm của bạn lần nữa để bạn có thể làm tốt hơn.

KHOÁ TÀI KHOẢN QUẢNG CÁO FACEBOOK ADS, NGUYÊN NHÂN & GIẢI PHÁP

KHOÁ TÀI KHOẢN QUẢNG CÁO FACEBOOK ADS, NGUYÊN NHÂN & GIẢI PHÁP
1. Nguyên Nhân:
Frofile chưa đủ 30 ngày và không có tương tác, kết bạn (ít nhất 50 người bạn) hoặc đang làm quản trị Fanpage đã bùng tiền…
Ad thẻ Visa hoặc Master chưa đủ 14 ngày mà đã thay đổi IP hoặc thẻ đang bị khóa ở tài khoản khác (Vì facebook lưu Cookie).
Hàng fake đã bị cảnh báo mà cố tình quảng cáo.
Chỉnh sửa nhiều lần trong quảng cáo (Lớn hơn 5 lần).
Nội dung quảng cáo có nhiều ngôn từ bị cấm.
Bài quảng cáo có nhiều phản hồi tiêu cực.
2. Giải Pháp:
Sử dụng nick facebook trên 3 tháng là tốt nhất.
Trung thành với 1 IP máy tính.
Trung thành trên 1 trình duyệt web.
Trung thành với 1 IP trên Internet (Wife).
Nên sử dụng 1 Fanpage quảng cáo trung thành trong vòng 14 ngày, sau đó mới thêm Fanpage khác.
Không nên Share quyền quảng cáo khi chưa đủ 14 ngày.
Đây là mẫu kháng nghị khi tài khoản quảng cáo fb bị khóa, nguyên tắc là chai mặt gửi liên tục trong vòng 7 ngày và càng nhiều giấy tờ kèm theo càng tốt như: anh chụp CMT, Thẻ Visa hoặc Master, Giấy phép lái xe, ảnh chụp màn hình khi bị khóa...

Đôi khi đối thủ cũng là một kiểu bạn - Phạm Hùng Thắng

Đôi khi đối thủ cũng là một kiểu bạn,
Trong kinh doanh người xưa có câu "buôn có bạn, bán có phường". Câu này có rất nhiều ý nghĩa mà bạn nên tìm hiểu kỹ và khai thác từ các tình huống thực tế để áp dụng vào công việc kinh doanh cho chính mình.
Tuy nhiên nếu bạn là người kinh doanh có kinh nghiệm sẽ có lúc bạn còn nhận ra rằng đối thủ cũng là bạn.
Mình ví dụ như:
Khi đầu tư vào một ngành hàng mới, hay đưa một sản phẩm vốn dĩ trước đây ít được quan tâm vào thị trường bạn sẽ phải làm hai việc một lúc là:
Một: Vừa phải truyền thông sản phẩm tới thị trường để người tiêu dùng đón nhận nó rồi sử dụng nó như một thói quen.
Hai: Bạn lại vừa phải truyền thông thương hiệu của mình để mọi người biết đến và tin tưởng lựa chọn.
Và chi phí để làm hai việc này một lúc trong một số ngành hàng là quá lớn.
Vậy thì tại sao không tự mình tạo ra thêm đối thủ hoặc ủng hộ việc tạo ra thêm đối thủ trong quãng thời gian này để họ giúp bạn việc truyền thông sản phẩm tới từng con phố, ngõ nghách, xóm làng?
Chính đối thủ của bạn cũng phải có tới hàng trăm hàng ngàn cách để thuyết phục chính khách hàng của họ mua hàng giúp tạo ra nhu cầu và thói quen sử dụng sản phẩm.
Việc tiếp theo của bạn sẽ chỉ còn là xây dựng thương hiệu chuyên nghiệp, đẳng cấp, cải tiến, khác biệt và đầu tư vào làm thật tốt cho sản phẩm.
Thực hiện nhiều chiến dịch truyền thông đẳng cấp, độ phủ rộng để khách hàng tiếp cận tới bạn, dùng thử sản phẩm và nhận ra rằng sản phẩm của bạn là ngon hơn tất cả các nơi khác.
Và kể từ khi đó thị trường sẽ nằm trong tay bạn mà bạn không phải mất quá nhiều công sức, tiền bạc, rủi ro, thời gian và cơ hội như khi lao đầu vào làm như thiêu thân, chửi bới, cạnh tranh bẩn, hay bêu xấu nhằm hạ gục đối thủ.
Làm chuyên môn thì cần có đam mê, nhưng làm kinh doanh thì rất cần có tư duy, đôi khi tư duy đó cũng chẳng cần phải giống ai cả mà cứ phải làm rồi mới biết được đúng hay sai.
*Có một số sản phẩm mang tính thời vụ nếu biết cách áp dụng chiêu này kết hợp với tạo nhu cầu giả cũng rất hiệu quả.
Think Different.

Kinh doanh và một số rủi ro

KINH DOANH VÀ MỘT SỐ RỦI RO
Thành, bại,được,mất là chuyện thường tình của kinh doanh. Người làm kinh doanh nếu không trải qua vài lần thất bại làm sao mà biết được làm thế nào để chiến thắng. Trên thế giới này, chưa bao giờ có một nhà đầu tư nào không chịu vài lần thua lỗ chỉ có càng bại càng dũng cảm cho đến cuối cùng ắt sẽ là người có được thành công. Đúng! Tôi khẳng dám khẳng định không có ai có thế tránh khỏi thất bại nhưng chúng ta có thể kiểm soát được thất bại nhiều hay ít.


Bài viết này tôi sẽ chia sẻ những kinh nghiệm và hướng đi của tôi đã thử và thực hiện để hạn chế những rủi ro quá lớn khi thất bại trong làm kinh doanh. Có thể còn có nhiều cách kiểm soát khác nhưng tôi chỉ viết những gì tôi đã từng trải qua để mọi người có một cái nhìn sát thực nhất.
1. Rủi ro về hàng hóa.
- Thấy một sản phẩm đang là Hot Trend, tôi bỏ vốn nhập 1000 sản phẩm về . Nghĩ rằng bán hết mình sẽ lãi được vài trăm triệu. Rồi chạy quảng cáo các thứ. Cuối cùng tôi bán được 50 sản phẩm.
=> Kinh doanh không màu hồng như tôi nghĩ. Không phải thiên hạ bán gì mình cũng đã bán được. Và cần tính toán hợp lý rủi ro ở mức xấu nhất. Nếu bán hàng theo trend có 1 số lời khuyên
+ Test quảng cáo thư 200-300k xem sản phẩm đó có còn tiềm năng không ?
+ Nếu không có vốn chỉ có vốn làm marketing thì hỏi những người bán sản phẩm đó họ có nhận đổ sỉ không? Rồi quảng cáo có đơn thì lấy của họ. Không thì với bạn ở Hồ Chí Minh thì ra chợ An Đông xem mình thấy cũng có nhiều mặt hàng hay lượn lờ ở đó cũng thi thoảng tìm ra được sản phẩm bán mua một hai sản phẩm ở đó về chạy thử có đơn chạy qua lấy. Với các bạn ở Hà Nội thì ra chợ Đồng Xuân. Hà Nội 36 phố phường, rảnh rỗi lượn quay đó cũng có nhiều sản phẩm hay lắm.
-Với các mặt hàng thời trang như giầy dép ,quần áo : cái này tôi từng phát triển theo hướng làm Order cọc trước, áo thì theo kiểu Freesize cả nam và nữ mặc được. Nhưng tôi thấy có một số shop online bên nước ngoài họ bán theo kiểu chỉ một size duy nhất. Vd : giầy họ bán nhiều mẫu những chỉ 1 size duy nhất. Kiểu đó họ có thể làm những người có size họ phát triển nhớ tới họ đầu tiên khi mua sản phẩm của họ. Nói chung về mặt hàng này tôi không rõ lắm chỉ rõ 1 số kiểu trên
2.Rủi ro về Marketing
-Có lúc tôi chỉ có 2-3 triệu để vừa nhập hàng vừa phải marketing để bán được sản phẩm. Thì hạn chế chạy Facebook ads. Theo cá nhân tôi, tôi hường bán trên Profile cá nhân, các Group có mặt hàng liên quan đến sản phẩm đó ( Vd : Hàng hiệu có Vipoutlet , mấy đồ bánh bèo : dọn nhà cho đỡ chật…) hay các kênh marketing không tốn phí như Instagram, các sàn TMĐT không mất phí : như Lazada, Sendo...Chứ ít tiền quá mà test 200-300k cũng thấy sót ruột.
=>Nói chung ít tiền hạn chế chọn hướng Marketing ít tốn phí sẽ tránh những rủi ro không đáng có.
-Với những bạn đã kinh doanh lâu dài nên chọn đa kênh để tránh những rủi ro khi Facebook bão. Ví dụ 1 tháng bây giờ tiền Marketing cho Facebook là 100 triệu. Thì tháng sau nên rút xuống còn 80triệu, 20triệu kia đi dò các kênh marketing khác. Công đoạn này cần kiên nhẫn . Vì chỉ cần dò được 1 kênh ngon thì có thể ổn định theo hướng lâu dài hơn song song với Facebook.
3.Rủi ro trong khâu vận chuyển
- Cái này tùy mặt hàng mà chọn cách vận chuyển cũng như khâu đóng gói hạn chế chậm hàng của khách vì chậm hàng thì tỉ lệ hàng hoàn cao với bên người ship COD
-Nếu muốn hỏa tốc từ Hà Nội đến Hồ Chí Minh : Nasco là lựa chọn số 1. Kỉ lục tôi gửi hàng cho khách từ 8h sáng 2h chiều khách nhận được. Mà chi phí hơi cao
-Gửi bên Viettel Post cũng khá ổn thi thoảng thì hơi sai sót nhưng ít với có thể gửi chất lỏng được chứ gửi bên bưu điện họ không nhận chất lỏng
=>Đó là 2 bên mà tôi đang chọn tất nhiều còn nhiều công ty chuyển phát tốt nữa tùy lựa chọn mỗi người.
4.Rủi ro về hàng hoàn.
-Với mặt hàng ít tiền giá trị thấp thì khách hàng thường yêu cầu COD. Nhưng kéo theo đó nhiều người ship đến rồi thì bảo ‘’ Đặt cho vui'’. Nên cố gắng thuyết phục khách cọc thẻ điện thọai 50k trước rồi mới ship. Thẻ đó lên mấy trang MegaCard, Banthe247 đê đổi thành tiền mặt. Rate : 18%-19%. Nghĩa là thẻ 50k đổi được khoảng 40k. Dĩ nhiên nhiều người còn có cách khác nữa nhưng tôi đang làm theo cách đó. Tỷ lệ đơn sẽ thấp đi nhưng hướng đó an toàn và tránh mất thời gian cho đôi bên.
Đó là 1 số chia sẻ của tôi về cách tránh những rủi ro mất mát trong kinh doanh. Bài viết này nhằm hỗ trợ những bạn đang kinh doanh với số vốn ít mà không biết bắt đầu như thế nào. Đầu tư ra sao. Vì tôi hiểu rõ đó là tiền mồ hôi công sức của các bạn tiết kiệm được khi đi làm thêm. Thật sự quý lắm. Chúc các bạn thành công và tránh những rủi ro không đáng có.
Phần sau tôi sẽ nói rõ hơn về những rủi ro trong kinh doanh. Bởi lẽ những cái này thật sự quan trọng khi bạn bắt đầu khởi nghiệm. Những chia sẻ trên chỉ là cách nhìn của tôi một cách sơ lược nhất về những gì tôi thường gặp phải.
Đây chỉ là những tâm sự những suy nghĩ cá nhân của tôi - một cậu bé sinh năm 1997 đang gặp phải một số trục trặc với Facebook Marketing và tôi cũng nhìn thấy những con người khác cũng giống như vậy ! Kiến thức tôi không có nhiều những tôi sẵn sàng chia sẻ những gì tôi có để mọi người tìm được hướng đi đúng đắn hơn !
Cảm ơn và chúc cho mọi người vững bước trên con đường mình đã chọn !
[ Nhật ký : Viết cho những ngày chưa thành công ]
Ký tên
PHN

p/s : Tôi chỉ thích sống khép kín vui vẻ với những thứ xung quanh và cảm nhận cuộc sống theo cách riêng của mình. Ai nếu biết tôi là ai xin đừng Public. Tội thằng nhỏ lắm! 

Thứ Sáu, 3 tháng 3, 2017

Đặt hàng và những rủi ro trên alibaba, tao bao - Nguyễn Nghĩa

Đặt hàng & rủi do
Trong này vô số cụ đã từng dính vụ đặt hàng một kiểu hàng về một kiểu trên các web như alibaba, taobao... cũng có đầy các cụ làm nghề oder cũng dính trái đắng khi đặt hàng cho khách khi đó chỉ biết móc tiền ra trả lại hoặc chầy bữa các kiểu.
Ngay cả tôi, đặt cả công hàng 40" bò tận sang nhà máy bên TQ xem tận nơi vậy mà công đầu đẹp, công thứ 2 đẹp và đến công thứ 3 cũng nếm trái đắng như thường ... Khi nhà máy nó không đủ hàng để xuất nó lấy lại cừ các xưởng nhỏ, khâu kiểm soát chất lượng bị thả lỏng và khi đó là lúc tôi dính.
Vậy nên không chủ quan được trong việc đặt hàng, kiểm soát hàng hoá trước khi về vì về đến VN nếu hàng hoá có vấn đề thì kể cả bắt nó đền được cho mình lô hàng đấy thì thiệt hại cũng nhiều vô cùng: Thiệt hại về cơ hội kinh doanh, thiệt hại về tiền vận chuyển, thiệt hại về việc ngày tháng đôi co đòi tiền, đòi quyền lợi ... còn nếu nó chối bỏ trách nhiệm thì cũng đếu làm được gì nó luôn. Cái này rủi do nhất là các bạn làm nhỏ lẻ, số lượng không lớn khiến việc đòi quyền lợi cực kỳ vất vả.
Theo tôi các bạn cứ lên các web TQ tìm sp sau đấy thuê một TAI mà bạn biết tìm cho bạn nguồn hàng với giá tương đượng đó và bạn TAI đó phải chịu trách nhiệm về sp chuyển về VN. Còn nếu bạn có được dân TQ hỗ trợ bạn trong việc này thì tốt nhất, vì dân chúng nó bao giờ cũng hiểu nhau sợ nhau hơn như thế việc đảm bảo sẽ thuận lợi hơn.
* Hôm nay có bạn người Quảng Châu qua Hà Nội thăm tôi cũng là định mở rộng hoạt động kinh doanh các đồ làm bằng kim loại như dao kéo, kìm bấm móng tay, các đồ làm neo ... những đồ này quê bạn ấy Dương Giang là vùng nổi tiếng về đồ này. Bạn này cũng là người tìm kiếm nhà máy cung cấp hàng hoá cho tôi nhiều năm và rất uy tín.
* Bạn ấy có thể giúp các bạn tìm hàng tận xưởng, kiểm tra chất lượng giúp bạn, đàm phán giá tốt nhất cho bạn, kể cả giúp bạn chuyển hàng về Việt Nam ...
* Đây là thông tin liên hệ của bạn ấy cho ai cần:
Số điện thoại Việt Nam: 0978236228
Số điện thoại Trung Quốc: 008618607611248
Skype: nafnaf.henry
Phía dưới có mã quét của Zalo & Wechat các bạn có thể quét để kết bạn khi cần có thể nhờ hỗ trợ.
Lưu ý: Bạn ấy chỉ nói được rất ít tiếng Việt, nếu liêu hệ ban ngày bạn ấy có phiên dịch thì sẽ tiện hơn rất nhiều.
P/s: Mình không làm mảng này nên chỉ giới thiệu mong giúp đỡ được ai đó cần.

PHÂN KHÚC THỊ TRƯỜNG - ĐIỂM YẾU CHẾT NGƯỜI CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ VIỆT NAM - Nguyễn Đình Minh

PHÂN KHÚC THỊ TRƯỜNG - ĐIỂM YẾU CHẾT NGƯỜI CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ VIỆT NAM


Ông cha ta có câu: "Bỏ thì thương, vương thì tội". So sánh thì rất giống "tư duy quả mít" (cái gì cũng mũi nhọn) của doanh nghiệp SMEs Việt, hỏi đến phân khúc, đối tượng khách hàng mục tiêu là gì? Thì đều nhận được 1 câu trả lời rất chung chung, không cụ thể,... Nói chính xác, thì đây là kiểu phân khúc như không phân khúc, đối tượng nào cũng là mục tiêu trong khi không có đủ nguồn lực.

Nếu hiểu đúng bản chất, Marketing xuất hiện ngay khi chúng ta có ý tưởng kinh doanh. Và nhìn rộng ra chút, trong rất nhiều quyết định của Marketing từ: Định vị, giá, kênh phân phối, truyền thông,… Phân khúc thị trường(Segmentation) là quyết định đầu tiên của Marketing

Vậy chính xác nó là gì có thực sự quan trọng hay không?

Hiểu đơn giản, Phân khúc là việc chia ra để trị.

Nếu đọc tài liệu về phần này sẽ rất hàn lâm, nhưng các bạn chỉ cần nhớ mục tiêu của Marketing là chiếm thị phần. Và phân khúc sẽ giúp người làm Marketing chiếm thị phần dễ dàng hơn.

Vậy chính xác là có bao nhiêu dạng phân khúc:

1. Không phân khúc (Tập đoàn lớn và độc quyền) VD: ngành điện ở Việt Nam.
2. Phân khúc "Chia để trị” —> Tập đoàn lớn: Với mục tiêu chiếm lĩnh hết thị trường nhưng chia ra từng phân khúc nhỏ để đánh.
3. Phân khúc nhỏ(doanh nghiệp tầm trung): —> Phân khúc ra nhưng chỉ chọn 1 phân khúc để đánh
4. Phân khúc thị trường ngách (Gap) —> DN vừa và nhỏ, phân khúc nhiều rồi nhưng thị trường vẫn còn 1 nhóm đối tượng chưa ai đánh. VD: Quán cafe dành cho nữ, thích mèo,… Hay A làm thương mại điện tử chỉ đi ngách là bán sách,... Và ở Việt Nam, doanh nghiệp vừa và nhỏ, cứ đánh vào thị trường ngách là sẽ có TIỀN TỆ

Chính vì lý do đó, ở trong khuôn khổ Group, bài viết này sẽ chỉ cung cấp cho các bạn cách để phân khúc đánh vào thị trường ngách.

Đi trả lời 6 câu hỏi sau đây:

•Khu vực sinh sống, xuất xứ (địa lý) ở đâu? Lựa chọn khu vực tập trung khách hàng đông, đem lại lợi nhuận và phục vụ tốt nhất.
• Giới tính là gì?
• Độ tuổi bao nhiêu?
• Thu nhập như thế nào?
• Tầng lớp xã hội ra sao?
• Động cơ (nhu cầu và lợi ích) là gì?

VD: Quán cafe: khu vực chỉ trên đường Tô Hiệu. Giới tính: chỉ dành cho nữ. Độ tuổi: sinh viên. Động cơ: đến buôn chuyện —> sắp xếp phòng để trò chuyện, hoặc động cơ ngắm trai đẹp —> thiết kế phòng đầy hình trai hàn, nhân viên toàn anh cao to đẹp trai,...

Trên thực tế, bạn chỉ cần thay đổi 1 yếu tố nhỏ trong 6 yếu tố trên và kết hợp chúng lại thì chắc chắc sẽ tìm ra được những thị trường ngách để đánh.

1 lần nữa, vẫn phải nhắc lại trong công thức kinh điển STP (Segmentation - Target - Positioning) Phân khúc - chọn đối tượng - định vị. Với 1 doanh nghiệp vừa và nhỏ, chỉ cần bạn phân khúc, thì việc đáp ứng nhu cầu KH sẽ dễ dàng hơn.

BÍ MẬT CỦA NGHỆ THUẬT VIẾT BÀI THUYẾT PHỤC ĐÁM ĐÔNG Part 2 - Nguyễn Đình Minh

BÍ MẬT CỦA NGHỆ THUẬT VIẾT BÀI THUYẾT PHỤC ĐÁM ĐÔNG Part 2

Sau Part 1: Hiểu KHÁCH HÀNG, bước đệm thành công hay điểm yếu chết người nhận được nhiều sự ủng hộ: https://goo.gl/RITj8M. Mình viết tiếp Part 2 này.
Các bước tôi đưa ra phía dưới sẽ giúp bạn xác định các tính năng sản phẩm và lợi ích thực sự thu hút khách hàng. Đặc biệt, đối với những người khởi nghiệp hoặc kinh doanh nhỏ, bài viết này hợp với bài Hiểu KH(https://goo.gl/RITj8M) sẽ đặt #NỀN TẢNG để bạn có thể tự viết bài quảng cáo bán hàng cho sản phẩm hoặc dich vụ của chính mình vừa hiệu quả về mặt lợi nhuận, vừa đúng ý muốn bản thân. Thay vì phải chi bội tiền cho bên thứ 3.
#TẠI sao hiểu sản phẩm rất là quan trọng.
Bước đầu tiên để xây dựng #NỀN tảng vững chắc cho những bài viết đầy thu hút của bạn là hoàn toàn hiểu về sản phẩm bạn đang bán.
Vd: Edison mất hơn 1000 lần thất bại mới phát minh ra được bóng đèn sợi đốt với tính năng ưu việt hơn chính phiên bản cũ của ông và những loại khác cùng thời. Mặc dù không phải người đầu tiên phát minh ra bóng đèn, nhưng chiếc bóng đèn sợi đốt do ông chế tạo có nhiều ưu điểm vượt trội hơn, nó SÁNG hơn. Vì vậy, người ta vẫn công nhận ông là người phát minh ra bóng đèn sợi đốt.
Và nếu nó khiến Edison mất rất nhiều thời gian như vậy để tìm ra tính năng nổi trội sản phẩm, nó chắc chắn là công việc giá trị để khiến bạn mất thời gian nghiên cứu về sản phẩm và những tính năng nào sẽ gây ấn tượng với khách hàng. Đây cũng là mục tiêu của bài viết này, giúp bạn tìm hiểu điều gì khiến sản phẩm của bạn khác biệt, lợi ích và tính năng nào sẽ đáp ứng được nhu cầu khách hàng.
Vì vậy, trước khi bạn bắt đầu với công việc viết, hoàn thành bài tập sau đây để sở hữu một bản "tài liệu đầy đủ mô tả về sản phẩm/dịch vụ" của bạn. Sau khi hoàn thành, bạn sẽ biết mọi chi tiết về những gì bạn đang bán và có cho mình những ý tưởng tốt hơn về làm thế nào để bán nó.
#BƯỚC 1: Tạo ra 1 bản tài liệu đầy đủ mô tả về sản phẩm/dịch vụ
Có 1 tin tốt là, nếu bạn là chủ doanh nghiệp, bạn đã hiểu sản phẩm của mình 1 cách khá kỹ lưỡng. Bạn biết các tính năng, hiểu làm thế nào nó hoạt động, và quen thuộc với những lợi ích nó cung cấp cho khách hàng của bạn. Điều này cung cấp một điểm khởi đầu tuyệt vời cho bạn viết. Thay vì cần phải làm nghiên cứu chuyên sâu, bạn có thể bắt đầu bằng cách viết tất cả những gì bạn đã biết. Bạn sẽ không cần phải bỏ ra hàng giờ nghiên cứu các sản phẩm và ghi chép lại.
Tuy nhiên vẫn rất đáng giá khi làm theo các bước trong bài viết này để nắm bắt tất cả các chi tiết của sản phẩm của bạn. Bằng cách trả lời các câu hỏi để có một danh sách các tính năng và lợi ích, bạn sẽ lưu lại các thông tin quan trọng này, nơi bạn có thể xem lại nó bất cứ khi nào.
Bạn cần trả lời đầy đủ 5 câu hỏi sau đây:
#Câu hỏi 1: Sản phẩm/dịch vụ được miêu tả như thế nào?
Đối với câu hỏi này, cung cấp một, 2-3 mô tả câu đơn giản của sản phẩm. Nó không cần phải được siêu dài hoặc chi tiết và không lo lắng về việc cung cấp một câu trả lời. Đơn giản chỉ cần viết ra một mô tả ngắn gọn như khi bạn đang mô tả sản phẩm đến khách hàng.
#Câu hỏi 2. Điều gì độc đáo, đặc biệt ở sản phẩm của bạn?
Mục tiêu của câu hỏi này là xác định một cái gì đó độc đáo hay đặc biệt về sản phẩm hay còn gọi là USP.
Hiểu dơn giản USP (Unique Selling Point) - Lợi điểm bán hàng độc nhất là cái bạn có nhưng đối thủ không có. Điểm khác biệt này PHẢI VƯỢT TRỘI và đem đến LỢI ÍCH cho khách hàng
Điểm bán hàng độc nhất của bạn cần đạt được 3 yếu tố:
o Lợi ích - Nó đã nêu bật được lợi ích duy nhất dành cho khách hàng hay không?
o Rõ ràng - Nó có thực sự dễ dàng để hiểu và chia sẻ hay không?
oThuyết phục - Nó có thực sự thuyết phục khiến khách hàng sẵn sàng từ bỏ sản phẩm của đối thủ cạnh tranh để chuyển sang sử dụng sản phẩm của bạn hay không?
Ví dụ: Starbucks là một ví dụ điển hình về điểm bán hàng độc nhất.
Họ có xuất phát điểm là một cửa hàng cà phê nhỏ ở Washington, rồi trở thành một thương hiệu thành công ở Mỹ, sau đó họ vươn ra là một công ty toàn cầu.
Họ làm như thế nào? Họ đã tạo ra một điểm bán hàng độc nhất. Chắc bạn sẽ thắc mắc “Starbucks định vị cái gì, và họ nổi bật về cái gì?” Câu trả lời đơn giản chỉ là: Họ định vị về đồ uống cà phê hảo hạng, và họ nổi bật về điều đó.
#Câu hỏi 3: Lợi ích sản phẩm cung cấp là gì?
Lợi ích được hiểu đơn giản là những điều tốt mà sản phẩm hoăc dịch vụ mang lại(hứa hẹn mang lại) cho khách hàng. Lợi ích sẽ giải thích ý nghĩa của tính năng hay tại sao chúng lại quan trọng. Lợi ích sẽ giúp giải quyết Vấn đề của khách hàng (Customer’s pain). Khách hàng đang tìm kiếm những giải pháp cho chúng và lợi ích sẽ chỉ ra cách mà những đặc tính sản phẩm của bạn sẽ giải quyết hoặc làm dịu đi những vấn đề của họ.
Vì vậy, ngoài danh sách các tính năng. Điều quan trọng hơn và khách hàng quan tâm nhiều hơn về lợi ích được cung cấp bởi các tính năng hơn là các tính năng được đặt riêng lẻ vì vậy hãy chắc chắn là nó được ghi lại tất cả ở đây).
Ví dụ khách hàng quan tâm nhiều hơn về Internet tốc độ cao giúp họ xem video trực tuyến không bị giật, gián đoạn hơn là internet mà cung cấp 15 Mbps tốc độ download. Trong trường hợp này, Con số "15 mbps" là một tính năng, và " video trực tuyến không bị gián đoạn" là lợi ích được cung cấp bởi các tính năng. Ghi các tính năng của sản phẩm của bạn và lợi ích tương ứng bây giờ.
#Câu hỏi 4: Sản phẩm giải quyết nỗi đau nào của khách hàng
Tất cả mọi khách hàng thường mua bất cứ thứ gì vì một trong hai lý do - để tăng niềm vui của họ hoặc để giảm thiểu đau đớn. Ở câu hỏi trên, chúng ta đã xác định được những lợi ích sẽ giúp "tăng khoái cảm" của khách hàng. Ở câu hỏi này, chúng ta sẽ xác định “nỗi đau” của khách hàng được giảm thiểu bằng cách sử dụng sản phẩm, dịch vụ.
Tóm lại, 1 ngôi nhà đẹp đẽ đến mấy, nguy nga đến mấy, đều phải xây trên 1 #NỀN móng chắc. Nếu bạn muốn sở hữu những bài viết bán hàng thu hút hàng ngàn lượt tương tác, trang thái thuyết phục độc giả bày tỏ quản điểm, nhớ bước đầu tiên này - xây #NỀN trước.
Bạn đã xây xong #NỀN chưa nhỉ?
Mọi người CHẤM cho đỡ trôi bài nhé. Hẹn gặp lại mọi người tại bài tiếp theo :)
Đừng quên, nếu có bất cứ câu hỏi, thắc mắc nào về Copywriting và Marketing, các bạn chủ động liên hệ với tôi thông qua Facebook: Fb.com/dinhminh.tni hoặc email: minhnd.aof@gmail.com.

BÍ MẬT NGHỆ THUẬT VIẾT BÀI THUYẾT PHỤC ĐÁM ĐÔNG PART 1 - Nguyễn Đình Minh

BÍ MẬT NGHỆ THUẬT VIẾT BÀI THUYẾT PHỤC ĐÁM ĐÔNG PART 1


Everything happens for a reason. Tôi chỉ muốn nói ở đây là không có gì là bí mật cả. Tất cả mọi thứ đều có lý do. Vậy lý do của việc viết bài thuyết phục đám đông nằm ở đâu. Tiêu đề, bằng chứng, hay call to action,... Nhưng điều cốt lõi chính xác là, bạn cần phải xây dựng 1 #NỀN TẢNG trước khi viết bất cứ thứ gì. Bao gồm: Hiểu KHÁCH HÀNG và hiểu SẢN PHẨM.

Các bước tôi đưa ra phía dưới sẽ giúp bạn xác định các tính năng sản phẩm và lợi ích thực sự thu hút khách hàng. Những cách bày còn giúp xác định khách hàng mục tiêu của bạn chính xác là ai, những người sẽ ảnh hưởng đến ngôn ngữ bạn sử dụng và cách bạn viết. Đặc biệt, đối với những người khởi nghiệp hoặc kinh doanh nhỏ, bài viết này sẽ đặt #NỀN TẢNG để bạn có thể tự viết bài quảng cáo bán hàng cho sản phẩm hoặc dich vụ của chính mình vừa hiệu quả về mặt lợi nhuận, vừa đúng ý muốn bản thân. Thay vì phải chi bội tiền cho bên thứ 3.

Bước 1: HIỂU KHÁCH HÀNG, BƯỚC ĐỆM THÀNH CÔNG HAY ĐIỂM YẾU CHẾT NGƯỜI?

Bác Hồ dạy: “Trước khi cầm bút, mỗi người cần trả lời ba câu hỏi: Ta viết cho ai? Viết để làm gì? Viết như thế nào?”

Một nhà văn nổi tiếng nước ngoài nói: “Ngồi vào bàn viết, tôi lúc nào cũng cảm thấy sau lưng mình có người độc giả đang xem những dòng chữ trải trên trang giấy”.

Ý ông khuyên người viết cần trân trọng người đọc và đáp ứng nhu cầu người đọc. Đối với Bác Hồ, mỗi lần Bác cầm bút viết một bài báo bất cứ dài hay ngắn, cảm thấy hình như không phải sau lưng mà trước mặt Bác, sừng sững một đám đông độc giả hiện diện.

 Nói thế để biết, tầm quan trọng của việc bạn biết ai là đối tượng bạn muốn thuyết phục. Đây cũng là bí quyết giúp bạn có thể bán bất cứ sản phẩm gì, xác định đúng đối tượng khách hàng, những gì họ muốn mua, những gì sẽ thuyết phục họ mua hàng,… 1 ví dụ đơn giản, nếu bạn đang bán hàng cho những bà mẹ, bạn sẽ viết khác khi bạn đang bán hàng cho giám đốc điều hành,...

 Vậy LÀM THẾ NÀO để tạo ra bản mô tả chi tiết về khách hàng?

Tôi sẽ cung cấp cho bạn mẫu câu hỏi để làm bản mô tả khách hàng như sau:(những câu hỏi này sẽ cần phải được thay đổi chút ít cho ngành dịch vụ)

#Câu hỏi 1: Ai đang có nhu cầu mua sản phẩm của bạn? (Bạn có thể tìm thấy khách hàng ở đâu?)

Điều quan trọng ở câu hỏi này là phải biết tất cả những ai sẽ là người trả tiền cho các hóa đơn của bạn. Nói cách khác là xác định cả khách hàng có nhu cầu mua sản phẩm của bạn. VD: Bạn có thể bán cho cả sinh viên, người đi làm, và doanh nhân,...

#Câu hỏi 2: AI là đối tượng bạn mục tiêu muốn bán sản phẩm?

Trong khuôn khổ Group, với SMEs, hãy lựa chọn cho mình 1 phân khúc khách hàng mục tiêu. VD: Bạn có thể bán cho cả sinh viên và chủ doanh nghiệp, nhưng bạn muốn tập trung vào chủ doanh nghiệp vì họ có nhiều ngân sách hơn và ít để ý đến giá.

#Câu hỏi 3: Chân dung khách hàng mục tiêu của bạn như thế nào?

Mục đích của câu hỏi này là để tạo ra một bức tranh chi tiết về khách hàng của bạn: giới tính là gì? Độ tuổi? Khu vực địa lý? Nghề nghiệp? Thu nhập? Động cơ khi mua hàng?. Bạn cần lưu ý xác định rõ động cơ mua hàng của khách hàng. VD ho mua chiếc ô tô X vì để khoe, chứ không phải để đi,...

#Câu hỏi 4: Hành vi của khách hàng mục tiêu là gì?

Câu hỏi này bạn cần làm rõ 4 yếu tố: Sở thích của họ là gì?, hành vi mua hàng ở đâu, tìm kiếm thông tin trên kênh nào? Họ giải trí ở những nơi nào? Họ quan tâm tới điều gì?

#Câu hỏi 5: Nhu cầu của khách hàng mong muốn khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ là gì?

Ở câu hỏi này, bạn cần xác định 4 yếu tố: Họ muốn SP, DV nhanh chóng như thế nào? Họ muốn SP,DV chất lượng ntn so với gia họ phải trả? Họ muốn donah nghiệp giải quyết nỗi lo nào khi họ mua hàng? Họ muốn được đối xử như thế nào?

#Câu hỏi 6: Rủi ro của KH khi sử dụng sản phẩm dịch vụ là gì? ( Tại sao họ không mua)

Bạn cần nêu ra được lý do, rủi ro tại sao mà khách hàng không mua sản phẩm dịch vụ để đi giải quyết.

#Câu hỏi 7: Khách hàng yêu thích điều gì nhất từ sản phẩm của bạn? (tại sao họ mua sản phẩm)

Tiêu chí: Ngoài việc cần phải biết khách hàng của bạn là ai, bạn cũng cần phải biết điều gì gây cho họ hứng thú với sản phẩm của mình. Tại sao họ lựa chọn đây là nơi đầu tiên mua hàng, và tại sao họ lại tiếp tục quay trở lại?

Ví dụ: Ví dụ 1: khi mua 1 chiếc Iphone, bạn sẽ quan tâm nhiều hơn đến kiểu dáng hiện đại của chiếc iphone, khi cầm lên trông sang trọng hơn những chiếc điện thoại khác thay vì tính năng của nó.

Còn với Oppo, hãng điện thoại nổi tiếng gần đây khi Sơn Tùng MTP là hình ảnh đại diện cưa thương hiêu. Thì điều khách hàng yêu thích nhất khi mua sản phẩm không phải là thiết kế mà là dòng điện thoại này chụp ảnh tự sướng đẹp hơn các loại khác

Tóm lại, 1 ngôi nhà đẹp đẽ đến mấy, nguy nga đến mấy, đều phải xây trên 1 NỀN móng chắc. Nếu bạn muốn sở hữu những bài viết bán hàng thu hút hàng ngàn lượt tương tác, trang thái thuyết phục độc giả bày tỏ quản điểm, nhớ 2 bước đầu tiên này: hiểu sản phẩm, và hiểu khách hành - xây NỀN trước!

Bước thứ 2 trong việc xây #NỀN đó là làm thế nào để thật sâu sản phẩm của bạn.

Hẹn gặp lại mọi người tại bài tiếp theo.

Bạn có thấy bước xây #NỀN này quan trọng như vậy không?

Nguyễn Đình Minh​- Senior Copywriter tại TNI Business School.

MARKETING VÀ SỰ TRẢI NGHIỆM - Triệu Vy

MARKETING VÀ SỰ TRẢI NGHIỆM

-----------------------------------------------------------------------------
Bài viết này chỉ là những chia sẻ cảm nhận của tôi về những thứ xung quanh tôi, những thứ tôi cảm nhận được. Cũng chính là hướng đi mà tôi đang lựa chọn.
Nền kinh tế trải nghiệm ( The Experience Economy ) là cụm từ mà B. Joseph Pine II and James H. Gilmore sử dụng trong cuốn sách cùng tên ‘’ The Experience Economy’’ xuất bản vào năm 1998. Cuốn sách được tạo ra cũng là lúc một thời kì kinh tế mới bắt đầu. Từ nền kinh tế dịch vụ sang nên kinh tế trải nghiệm ( có bốn giai đoạn chuyển mình khác nhau cái này mọi người có thể tự nghiên cứu ) . Nếu ở nền kinh tế dịch vụ : con người ta thi nhau chạy đua để cải thiện chất lượng phục vụ, đáp ứng nhu cầu của khách hàng thì bây giờ ở nền kinh tế mới này. Người ta lại tập trung vào yếu tố TRẢI NGHIỆM , yếu tố CON NGƯỜI.
Những lúc rảnh rỗi tôi thường hay đi du lịch. Và mỗi lần đến một chân trời mới, tôi cố gắng lộ bộ dọc theo các con phố, những nơi vui chơi nổi tiếng ở đó hay ăn những nhà truyền thống của địa phương để cảm nhận cách họ in sâu vào trong tâm trí tôi. Bằng cách này hay cách khác, họ đều chiếm trọn được cả trái tim và tâm trí tôi trong một thời gian dài.
Tôi bị ấn tượng với những trò chơi mạo hiểm khi đến Universal ở Singapore. Tôi đã hét lên kinh ngạc như một đứa trẻ 3 tuổi khi được thấy phim trường thật sự là như thế nào. Thật sự phim ảnh khác xa với thực tế. Hay là cảm giác đắm chìm trong sự nổi loạn trên phố ‘’ Walk Street ‘’ ở Pataya ( Thái Lan ). Còn nhiều nơi nữa mỗi nơi tôi đi qua đều khắc sâu vào tâm trí tôi một cách nhất định. Để khi về nhà sau nhiều tháng trời tôi vẫn lảm nhảm với những đứa bạn về chúng. Cách họ in dấu ấn trong tâm trí tôi ra sao.
Và về đến Việt Nam tôi cũng thấy nhiều nơi đang dần dần phát triển theo chiều hướng : đặt trải nghiệm của khách hàng lên hàng đầu. Cộng Cafe với sự trải nghiệm giúp ta sống dậy những năm tháng lịch sử khi xưa. Khi bước Cộng Cafe ở đâu đi chăng nữa tôi đều thấy một ‘’Concept’’ chung , tôi cảm thấy mọi thứ cứ như quán Cộng hàng ngày tôi vẫn ngồi gần ở nhà.Hay hôm nay tôi có tình cờ đi cắt tóc ở một quán mới. 400k cho một lần cắt. Nhưng tôi được trải nghiệm phong cách cắt của Châu u những năm 1920. Tôi cảm nhận được những gã đàn ông da trắng hưởng thụ cuộc sống ra sao. Thật sự đây sẽ là chỗ mà tôi lui tới nhiều lần nữa.
Tất cả những thứ tôi kể trên lần lượt đã chinh phục trái tim và tâm trí tôi ở những khía cạnh khác nhau của cuộc sống. Tôi cố gắng học tập và áp dụng vào công việc kinh doanh của mình. Tôi bắt đầu chọn những sản phẩm bình dị nhất - một chiếc áo hay những phụ kiện thời trang và thổi hồn vào đó một sức sống mới, với niềm tin mãnh liệt sản phẩm đó sẽ lay động mọi người bởi nó đã lay động chính tôi. Tôi cố gắng tạo ra sự trải nghiệm dù ít dù nhiều với mỗi khách hàng đến với tôi để họ động lại một cái gì đó sau này. Trải nghiệm vui vẻ khi nói chuyện với nhân viên, hay sự thích thú khi được hướng dẫn về cách ăn mặc. Dù khó khăn vẫn còn ở phía trước nhưng tôi tin vào lựa chọn của mình. Bởi làm sao có thể sai khi đầu tư vào yếu tố CON NGƯỜI chứ ?
Và đó là cách tôi đang làm Marketing theo hướng của riêng mình !
‘’Tôi không chỉ đơn thuần bán phụ kiện thời trang. Tôi bán một lối sống. Tôi không phục vụ cho những đôi giầy, chiếc túi. Tôi phục vụ chính các bạn ’’
Đây chỉ là những tâm sự những suy nghĩ cá nhân của tôi - một cậu bé sinh năm 1997 đang gặp phải một số trục trặc với Facebook Marketing và tôi cũng nhìn thấy những con người khác cũng giống như vậy ! Kiến thức tôi không có nhiều những tôi sẵn sàng chia sẻ những gì tôi có để mọi người tìm được hướng đi đúng đắn hơn !
Cảm ơn và chúc cho mọi người vững bước trên con đường mình đã chọn !
[ Nhật ký : Viết cho những ngày chưa thành công ]
Ký tên
PHN

DIGITAL MARKETING - NỖI OAN NGHỀ ĐÀO TẠO - Anh Quân

BÀI DÀI - DIGITAL MARKETING - NỖI OAN NGHỀ ĐÀO TẠO

Bài dành cho các bạn đang có nhu cầu học Digital marketing cũng như chia sẻ cảm thông với nỗi khổ của những người làm nghề đào tạo Digital Marketing, một nghề không mấy vẻ vang.
Như mình đã viết các bài trước về marketing, digital, internet, social media... được rất nhiều cậu ủng hộ. Hôm nay mình đề cập tới vấn đề theo học hay "Nỗi oan" của người đào tạo nghề này. Marketing nói chung bao hàm rất rộng mà mỗi nhánh mỗi chuyên môn nhỏ lại rất nhiều kiến thức đòi hỏi người học phải xác định rõ mình theo kênh nào -> Trong bao lâu --> Mất bao nhiêu --> Để làm gì để được gì. Rất nhiều người phí tiền đi học rồi thất vọng cũng nên xác định ngay từ đầu rằng...
1, Bạn có thể định hướng sai,
Không phải tất cả những nơi đào tạo digital marketing sẽ cho bạn đầy đủ chuyên môn, kiến thức và kinh nghiệm marketing tổng quát. Việc những đơn vị cá nhân, trung tâm, công ty có đào tạo có chăng là họ sẽ chia ra làm các nhánh nhỏ trong các nhánh lớn của Digital Mar. Ví dụ bạn đi học chạy quảng cáo người ta chỉ có thể dạy bạn về kỹ thuật xây dựng các chiến dịch quảng cáo, những khái niệm các công cụ, một số cách để tối ưu hơn tiết kiệm thời gian khi sử dụng công cụ quảng cáo. Thầy dạy facebook ads không phải là thầy giúp bạn chốt được các thể loại đơn hàng vì đơn giản các thầy giỏi nhất là kỹ năng sư phạm và truyền đạt kỹ thuật. Họ có thể giỏi công thức toán chứ họ không hề giỏi văn hoặc ngược lại. Ở đây các bạn vẫn thiếu đó là thiếu sáng tạo, thiếu tư duy. Nếu bạn đi học một khóa tư duy hoặc sáng tạo mà không học về viral marketing bạn cũng sẽ chỉ biết được cách đưa ra ý tưởng chứ không biết cách làm sao để ý tưởng đó tiếp cận tới nhiều khách hàng. Những đơn vị đào tạo họ cũng cố gắng đưa cho bạn thêm những gợi ý nhưng tin tôi đi đó chỉ mang tính chất gợi ý tham khảo. Các bạn buộc phải động não, mất tiền ngu cho công cụ và mất thật nhiều lần mới lòi ra thứ gọi là kinh nghiệm để chiến dịch về sau phát huy được hiệu quả. Tớ thấy cả trăm cả nghìn người đi học nhưng cuối cùng... vẫn ngậm ngùi.
2, Bạn có thể có vấn đề về tiếp thu - Bạn không phù hợp.
Điều này phổ biến ngay từ khi còn nhỏ khi các bạn các cậu ngồi trên ghế nhà trường. Không phải bộ môn nào thầy cô giáo dạy bạn cũng được 7-8-9-10 điểm khi kiểm tra là vậy. Bởi vậy nên lúc này thầy cô nào cũng sẽ là "dâu trăm họ" không có chuyện thầy cô đảm bảo được cho tất cả mọi học sinh nhưng những người làm đào tạo ngày nay cố gắng nhất để kiến thức có thể hiểu một cách đơn giản nhất cho mọi người nhưng hãy nhớ rằng KHÔNG PHẢI LÀ TẤT CẢ. Đi học không thực hành, không thể tiếp thu nhiều người bỏ ngay từ buổi đầu tiên vì họ không ngấm được chút nào cũng là điều bình thường, điều đó có hai nghĩa hoặc là kiến thức mà thầy dạy của bạn cho bạn tiếp cận không phù hợp hoặc BẠN KHÔNG SINH RA ĐỂ LÀM VIỆC ĐÓ.
3, Văn hóa, môi trường học tập kém.
Mình cũng từng vào vị trí người thầy người traning cho người khác nên mình hiểu rất rõ. Ai lại đi nghe người khác dạy nhưng sách bút không có, máy ghi âm không, máy tính không, thực hành không rồi các bạn các em tự tin là "ĐẦU EM NHỚ HẾT" - Có mà nhớ vào mắt. Mình có thể nói kiến thức của cả 4-5 kênh trong vòng 2 tiếng nhưng để làm được từng điều mình nói mỗi người cần có tối thiểu là 1-2 tháng cho mỗi kênh, nào nghe thì hay thì sướng lỗ tai nhưng đọng lại khác gì nước đổ lá khoai bao giờ. Mọi người chưa thật sự nghiêm túc với công việc học cũng như số tiền mọi người bỏ ra, chưa nói đến nỗ lực không có thì thất bại là điều hiển nhiên rồi.
4, Nơi đào tạo có thể chưa thật sự chất lượng - Đam mê lợi nhuận.
Đây có lẽ là vấn đề mà bất cứ ai học hay ai dạy cũng cần quan tâm. Mình ví thử thôi có được bao nhiêu trung tâm "đuổi cổ" bạn khi bạn chưa biết nổi những khái niệm căn bản của một phương thức marketing bất kỳ. Nếu có những trung tâm đó thì hãy xin sự tư vấn ở đó và làm theo bạn sẽ thành công. Đối với các trung tâm mà bất cứ ai đến xin học miễn có tiền là vào thì tốt nhất nên suy nghĩ thật kỹ. Họ đang chốt đơn hàng cho bất kỳ ai mà không biết đối tượng của họ cần gì, như thế nào, đang ra sao và sẽ ra sao. Tớ lấy một ví dụ để các cậu thấy như tớ sẽ đào tạo như thế nào. Để bất kỳ người nào học và làm tốt các công cụ quảng cáo, marketing tớ đều yêu cầu người học phải có sự rèn luyện bằng việc tham khảo trước các kiến thức nền căn bản nhất như khái niệm, mục đích của công cụ, kỹ thuật, tập tành sản xuất "máu" (Nội dung) để triển khai. Tự đưa ra được phân tích sản phẩm dịch vụ khách hàng... mục tiêu rồi mới mớm vào từng công cụ để thực hành. Học lý thuyết bộ môn này không bao giờ khả thi, nó cũng cần có văn nhưng là văn sáng tạo không phải loại văn học vẹt nên những người càng chủ động càng có tố chất với nghề. Vài năm trở lại đây tớ từng tuyển cả nghìn người nhưng giữ lại vài chục và chỉ dạy họ để họ để trả lương luôn chứ thật sự người giỏi chẳng ai dại gì mà quẳng ra ngoài. Giữ lại bên mình còn chẳng được.
5, Bạn có thể bị lừa, trung tâm cạnh tranh bẩn và thủ đoạn.
Giữa người dạy nghề với nhau cạnh tranh hơn cả mấy đơn vị buôn bán hàng, các bên đều muốn hạ thấp nhau để bên mình hơn nhưng nói thật càng bên nào làm việc này bạn càng không nên tham gia. Đừng để bị ung thư kiến thức bởi mấy cách làm "bẩn" tại các trung tâm. Khi họ sẵn sàng chơi bẩn đối thủ để giành bạn về thì chẳng có lí gì những nơi ấy sẽ "sạch" với bạn. Tin làm gì mấy người BẤT CHẤP TẤT CẢ. Hãy đảm bảo rằng bạn được trả lại tiền nếu việc học của bạn không diễn ra đúng như chương trình họ cam kết. Hãy thẳng thắn và đừng sợ bởi quanh bạn có cả trăm nghìn người sẵn sàng đứng lên bảo vệ quyền lợi cho bạn cũng như dẹp bỏ mấy trung tâm "bẩn" khỏi nghành.
Dù là người đào tạo hay người mong muốn được đào tạo cũng cần có cái gọi là "tâm". Tâm với người, với nghề nghĩa là yêu là say nghề, đặt nghề lên trên hết thì người ta sẽ truyền được cho nhau. Người đào tạo đừng đặt nặng vấn đề tiền bạc quá, đừng coi học viên là đám "lừa" để lùa đi đâu thì lùa. Học viên cũng đừng nên ảo tưởng rằng vài tuần vài tháng là trở thành chuyên gia nọ kia - Digital Marketing là cả chặng đường - tặng những người tham lam câu "Khôn thế quê tao đầy, bắn không hết".
Mọi người cùng "tập xác định" với mình cũng như hiểu cho nỗi khổ của nghề đào tạo - nghề làm dâu trăm họ nhé. Mong rằng mọi người có thể sớm tìm được định hướng dù học kiến thức ở bất cứ đâu. Hoặc nếu vẫn thiếu định hướng có thể inbox cho mình biết đâu mình có thời gian tư vấn cho bạn được. Mong rằng các thầy các cô luôn giữ sức khỏe, tâm huyết và vững vàng hơn với sự nghiệp trồng người của mình.
Anh Quân - Người rửa 400 chiếc bát mỗi ngày.
Trân trọng.