Thứ Sáu, 10 tháng 3, 2017

COPYWRITING & STORYTELLING like friends

COPYWRITING & STORYTELLING like friends
ĐẦU TIÊN: Chúng ta cùng xuất phát từ công việc cao cả: Xây dựng thương hiệu. Có 2 cách để xây dựng thương hiệu, đó là xây dựng bằng lý trí (định vị) và xây dựng thương hiệu bằng cảm xúc.
Định vị có 3 cách: Dẫn đầu thị trường - Thách thức thị trường - Theo đuôi thị trường (so với đối thủ). Định vị là cách ghim vào đầu Khách hàng một vị trí để cho họ Nhớ đến thương hiệu của mình - họ Thích - Tin tưởng - Trung thành (cần một quá trình để chạm được vào cảm xúc khách hàng).
Định vị dựa trên điểm khác biệt và xây dựng điểm tương đồng.
- Dẫn đầu thị trường:
Ví dụ: Apple là người dẫn đầu thị trường về smartphone...
hay BMW trong những năm 80 đã từng định vị là nhà sản xuất ô tô sang trọng duy nhất.
- Định vị thách thức thị trường:
Ví dụ: Những ngành hàng tiêu dùng nhanh FMCG định vị "Nhanh", chính vì vậy mà 80% tập trung vào kênh phân phối
- Định vi theo đối thủ cạnh tranh
Ví dụ: Pepsi định vị là đối thủ của CocaCola
Còn xây dựng thương hiệu bằng cảm xúc đó là cách chúng ta kể những câu chuyện về thương hiệu của DN để tác động trực tiếp đến cảm xúc của Khách hàng và khiến họ bị ấn tượng ngay lập tức. Những câu chuyện thương hiệu có thể sẽ "mê hoặc" ngay lập tức bởi: Tính bí ẩn - Sự gợi cảm - Sự thân mật
Đây là một cách xây dựng thương hiệu (cảm xúc) khi có 1 trong 3 yếu tố ảnh hưởng:
1/ Doanh nghiệp không tìm được điểm khác biệt
2/ Doanh nghiệp không có bằng chứng (khó có thể dùng những nghiên cứu, chứng minh Khoa học để tác động vào lý trí của khách hàng, khiến họ cảm thấy tin tưởng)
Ví dụ: Những ngành hàng nước giải khát có gas, không có bằng chứng rằng "nó tốt cho sức khỏe", nên cần phải có cách định vị vào cảm xúc.
Hoặc khi xem những TVC Quảng cáo của FMCG (OMO). Vì mọi người đều biết chất tẩy trong bột giặt là có hại nên bắt buộc OMO phải xdth bằng cảm xúc
3/ Khi sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường, có quá nhiều điểm tương đồng giữa các Doanh nghiệp (cũng gần như không tìm được điểm khác biệt)
TIẾP THEO:
Vậy Copywriting và Storytelling liên quan như nào?
Cả 2 đều là kỹ năng, Copywriting là một kỹ năng bao gồm cả Storytelling.
Chúng ta biết đến rằng: Copywriting có 2 trường phái viết: Lý trí & Cảm xúc. Thì Storytelling là cách Copywriting theo trường phái Cảm xúc, là cấp độ cao nhất trong Copywriting.
Tuy nhiên, không phải cứ viết theo lối Cảm xúc thì đó là kể chuyện, vì câu chuyện nhất định phải có Nhân vật, diễn biến theo trình tự thời gian và đặc biệt là Thông điệp.
Chúng ta phân chia Copywriting và Storytelling để dễ làm các hoạt động Marketing được NHẤT QUÁN theo thương hiệu.
Ví dụ: Bạn Start-up với 1 cửa hàng Đồ ăn nhanh.
Nếu như bạn có những bằng chứng xác thực để chứng minh được quy trình sản xuất sản phẩm của bạn là sạch, không có hại cho sức khỏe thì bạn hoàn toàn có thể chọn cách Định vị: Sạch - An toàn.
Và dĩ nhiên, những nội dung truyền thông của bạn hãy nên Copywriting theo trường phái Lý trí.
Còn nếu như không có đầy đủ bằng chứng thì hãy sử dụng cách Copywriting theo trường phái Cảm xúc: vì thật ra, đồ ăn nhanh thì kiểu gì cũng sẽ có hại thôi và bạn cũng chưa chắc đã đủ chi phí để đầu tư cho Sạch đâu :)
Vì một câu chuyện nào đó mà có thể ta sẽ khác biệt?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét